Giải VĐQG 2024: Sân Vinpearl Golf Hải Phòng trở nên khó hơn so với 2 năm trước đây
- Sân Golf
- 2 tháng trước
Ngành Golf Việt Nam: thực lực và thực cầu
Những năm gần đây, thực lực của ngành golf Việt Nam đã được khẳng định thông qua các giải thưởng quốc tế. Nổi bật như 6 năm liên tiếp giữ vững danh hiệu “Điểm đến chơi golf tốt nhất Châu Á” (2017 - 2022), do “World Golf Awards – WGA” bình chọn. Ở tầm thế giới, Việt Nam cũng 2 lần được tôn vinh là “Điểm đến du lịch golf tốt nhất thế giới” vào năm 2019 và 2021.
Sự công nhận của quốc tế cho thấy vị thế và tiềm năng khai thác lớn của ngành golf Việt Nam.
Theo thống kê của R&A và National Golf Foundation, từ năm 2015 đến 2022, số lượng golfer ở Việt Nam đã tăng gấp 4 lần, từ 25.000 người lên khoảng 100.000 người. Con số này được dự kiến đạt khoảng 300.000 người vào năm 2025, theo đà tăng của tầng lớp trung và thượng lưu. Theo Knight Frank dự đoán trong giai đoạn 2020-2025 tốc độ gia tăng giới siêu giàu Việt Nam đạt 31%, tương đương khoảng 511 người có tài sản trên 30 triệu USD, hơn 25.800 người sở hữu trên 1 triệu USD. Nhiều người trong số họ sẵn sàng chi khoảng 10-20% tổng tài sản để chơi những bộ môn thể thao cao cấp như golf.
Từ năm 2015 đến 2022, số lượng golf thủ ở Việt Nam đã tăng gấp 4 lần.
Ở địa hạt quốc tế, ngành golf Việt Nam vẫn còn nhiều dư địa để khai thác. So sánh với các nước bạn trong khu vực, nếu Việt Nam có khoảng 100 sân golf với 32 sân đạt tiêu chuẩn 5 sao thì Indonesia đã có 152 sân, Malaysia 230 sân và cao nhất là Thái Lan với 300 sân. Tỷ lệ du khách đến Việt Nam chơi golf chỉ mới chiếm 0,8% trên tổng số 15 triệu lượt khách, với Malaysia là 2% trên tổng số 25 triệu lượt khách, Thái Lan là 9% trên tổng số 35 triệu lượt khách.
Golf công nghệ: Hướng khai thác tiềm năng của ngành Golf Việt Nam
Giới hạn về số lượng sân golf, điều kiện thời tiết, vị trí địa lý, thời gian,… là những trở ngại thường thấy trong việc theo đuổi bộ môn này. Tất yếu, những người đam mê golf, đặc biệt là những người sinh sống ở các đô thị lớn sẽ tìm đến các giải pháp tiếp cận thuận tiện hơn. Nổi bật là trải nghiệm Golf công nghệ, hay còn gọi là Golf Indoor hay Golf 3D.
Golf công nghệ là giải pháp hoàn hảo tháo gỡ các giới hạn về số lượng sân golf, điều kiện thời tiết, vị trí địa lý, thời gian…
Theo Straits research, thị trường thiết bị mô phỏng golf (Golf Simulators Market) được định giá 1.315,5 triệu USD vào năm 2021 và dự kiến sẽ đạt 3.388,5 triệu USD vào năm 2030 với tốc độ CAGR (tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm) là 10,1% trong giai đoạn dự báo 2020 – 2030. Trong đó, Châu Á Thái Bình Dương được dự đoán là thị trường phát triển nhanh nhất, dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ CAGR là 12% trong giai đoạn dự báo.
Thị trường thiết bị mô phỏng golf (Golf Simulators Market) dự kiến sẽ đạt 3.388,5 triệu USD vào năm 2030.
Nhìn về thị trường Việt Nam, golf công nghệ tuy mới xuất hiện vài năm trở lại đây nhưng đang cho thấy sự phát triển rất tích cực. Golf công nghệ đang nhận được sự quan tâm và lựa chọn của rất nhiều Golfer Việt vì sự tiện lợi và hiệu quả mà mô hình này mang lại.
Golf công nghệ đang nhận được sự quan tâm của cộng đồng Golfer tại Việt Nam.
Bên cạnh việc tháo gỡ các hạn chế của sân golf truyền thống như ảnh hưởng thời tiết, môi trường, thời gian,… thì ưu thế của golf công nghệ nằm ở cơ sở trang thiết bị đẳng cấp, công nghệ thông minh, sự chuẩn xác và tối đa trải nghiệm, mang đến cảm giác chân thực như đang thi đấu và tập luyện trên sân golf ngoài trời. Với số lượng golfer tăng trưởng một cách nhanh chóng như hiện nay, thì trong thời gian tới golf công nghệ sẽ trở thành sự lựa chọn lý tưởng dành cho cộng đồng Golfer tại Việt Nam.